Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024
Ngày 14 tháng 6 năm 2024, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn xã Khánh Bình Tây tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Dự hội nghị có đồng chí Tô Hồng Chính, Huyện uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ; các thành
viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã.
Hội nghị được nghe Ban Chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã báo cáo tổng kết công tác PCTT và
TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; kế hoạch phòng,
chống thiên tai năm 2024; kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện và trang
thiết bị PCTT, TKCN xã Khánh Bình Tây năm 2024; Phương án di dời dân ở khu vực
nguy hiểm trong công tác PCTT, TKCN xã Khánh Bình Tây năm 2024.

Theo báo cáo của BCH PCTT và TKCN
năm 2023, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến
ngày càng phức tạp, các loại thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện
trên biển Đông…. Tuy nhiên không ảnh
hưởng trực tiếp trên vùng biển huyện Trần Văn Thời nói chung và xã Khánh Bình
Tây nói riêng, nhưng do ảnh hưởng mưa lớn, kèm theo giông, lốc xoáy, nước
dâng..., làm ảnh hưởng đến sản xuất, gây thiệt hại tài sản của nhân dân trên
địa bàn xã. Ảnh hưởng cơn bão số 1 từ ngày 17
đến ngày 24/7/2023 đã làm thiệt hại về nhà cửa, rau màu,... cụ thể là: Bị sập hoàn toàn 2 căn, sập một phần 1 căn, tốc mái 7 căn, tổng thiệt hại trị giá 64.400.000 đồng. Đã khắc phục
07 căn nhà bị tốc mái, các căn sập chưa có điều kiện khắc phục đã báo cáo đề
nghị hỗ trợ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa
bàn xã điều bị ngập (không thiệt hại về tài sản). Các tuyến đường bị ngập (12 tuyến) từ 0,1m đến 0,5m, tổng chiều
dài 32,5 km (các ấp căn dây cảnh báo, người dân đi lại tham gia giao thông an
toàn). Do mưa to, giông, gió giật, ngập làm thiệt hại 43,72 ha với 169 hộ (trong
đó mức độ thiệt hại 30-70% là: 28,33 ha, thiệt hại trên 70% là: 15,39 ha).
Thảo luận tại cuộc họp các đại
biểu tham dự đã đóng góp vào dự thảo báo cáo, các kế hoạch, bổ sung số liệu
phục vụ xây dựng kế hoạch, phương án, đồng thời các Trưởng ấp cũng đề xuất,
kiến nghị ngành điện xem xét những vị trí đường dây chùng thấp, không đảm bảo
an toàn, hành lang lướng điện bị đe doạ khi có giông bão … các đơn vị trường học
báo cáo công tác đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ di dời dân cư khi có tình huống
khẩn cấp, công tác chủ động phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ tại các
trường; phát biểu thảo luận của Đội quản lý điện Đá Bạc đã ghi nhận những phản
ánh, kiến nghị của các ấp trên địa bàn sẽ khảo sát, xử lý các trường hợp cụ
thể, đồng thời đề nghị các ấp cần quan tâm công tác bảo vệ hành lang lưới điện,
phát quang, sử dụng điện an toàn; đề xuất các đơn vị trường học thường xuyên
quan tâm bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện để dự phòng các tình huống xảy ra,
kiến nghị BCH PCTT và tìm kiếm cứu nạn cần xem xét, bổ sung, xử lý tình huống
khi có thiên tai xảy ra bị cúp điện tại các điểm di dời dân cư… Trạm kiểm lâm
rừng phòng hộ biển Tây, Trạm quản lý đê điều thảo luận, đóng góp về công tác
phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống dọc theo đê biển Tây, người
dân ở canh giữ phương tiện dọc theo rừng phòng hộ; các ý kiến thảo luận của
Công an xã, các ngành đều tập trung vào công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức
trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong công tác PCTT, công tác đảm bảo an
ninh trật tư, trật tự an toàn xã hội khi có tình huống thiên tai xảy ra trên
địa bàn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Tô Hồng Chính, Huyện uỷ viên,
Bí thư Đảng uỷ đã chỉ ra một số khó khăn, tồn tại trong công tác PCTT, TKCN năm
2023, đồng thời chỉ đạo định hướng cho BCH PCTT, TKCN xã xây dựng hoàn thiện
các kế hoạch, phương án, sát với tình hình thực tế của đơn vị, từng khu vực,
từng địa bàn để khi có tình huống thiên tai xảy ra thì có thể ứng phó ngay
không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ …

Phát biểu kết thúc hội nghị ông Nguyễn Cảnh Hạnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã kiêm Trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của
đồng chí Bí thư Đảng uỷ sẽ điều chỉnh các báo cáo, kế hoạch, phương án sát với
tình hình thực tế đảm bảo khi có tình huống xảy ra không bị động bất ngờ. Định
hướng một số nhiệm vụ trong thời gian tới, ông nhấn mạnh cần tập trung công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trong công tác PCTT, TKCN, nắm
các loại hình thiên tai, luôn có tâm thế chủ động khi có tình huống thiên tai
nhất là các ấp ven biển; các ấp cần điều tra, rà soát kỹ càng, khoa học các đối
tượng có nguy cơ rủi ro thiên tai cao (người
già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người tàn tật …), phân công cụ thể cho
cán bộ ấp phụ trách 15-20 hộ để thường xuyên nắm, cập nhật số liệu, tham mưu xử
lý khi có tình huống thiên tai xảy ra. Thường xuyên rà soát, bảo quản cơ sở vật
chất, trang thiết bị phòng chống thiên tai; hoàn thiện các phương án, ké hoạch
chi tiết để triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị không để bị động, bất ngờ
khi có thiên tai xảy ra; Thực hiện tốt công tác hiệp đồng, phối hợp với các
ngành dọc trên địa bàn như Đội quản lý điện, Trạm quản lý đê điều, Trạm Kiểm
lâm, Trạm kiểm soát Biên phòng trong công tác nắm tình hình, tuyên truyền, giải
pháp phòng chống thiên tai nhất là các ấp ven biển; điều tra, rà soát các hộ có
hoạt động thuỷ sản trong khu vực rừng phòng hộ, canh giữ phương tiện ven rừng
để vận động tuyên truyền, xử lý nếu không chấp hành. Giao cho công chức tài
chính – kế toán phối hợp với Hội chữ thập đỏ dự trù kinh phí, rà soát, thống kê
các cơ sở kinh doanh nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm sẵn sàng ứng phó khi
có tình huống xảy ra; Giao cho cán bộ phụ trách nông nghiệp phối hợp với Trạm
kiểm soát biên phòng Đá Bạc, các Trưởng ấp rà soát kỹ số tàu thuyền quản lý, số
người tham gia khai thác thuỷ sản từng phương tiện; cập nhật kịp thời bản tinh
thời tiết để tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới khi xảy ra. Giao cho Thường trực
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN xã ra soát, thống kê, cập nhật chi
tiết phương án phòng chống thiên tai với phương châm “4 tại chỗ” Chỉ huy tại
chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ.